Phong cách và bố cục Murasaki Shikibu Nikki Emaki

Có hai yếu tố cơ bản được tìm thấy trong các cuộn emaki: Những người trong nhà sẽ có những hoạt động phổ biến trong giới quý tộc lúc bấy giờ như viết thư, chơi nhạc cụ, đối đáp văn thơ hay nói chuyện với những người khác; tiếp đó là cảnh khu vườn bên ngoài nơi họ đang sống. Vì lý do trên, Mason đã gọi những người trong emaki là những người "bị ràng buộc ở trong nhà (house bound)".[7][7] Hướng đọc cuộn tranh từ phải sang trái được thể hiện rất rõ thông qua bố cục của từng bức hình, và thường các chi tiết cao trào của cốt truyện sẽ tăng dần theo hướng từ phải sang trái; hay những sự việc chính sẽ được vẽ ở bên phải và kết quả/hậu quả của nó sẽ được vẽ ở bên trái .[7] Về mặt phong cách, các bức emaki luôn tuân thủ nguyên tắc của thể loại onna-e thuộc yamato-e và điều này cũng tương tự với Nguyên Thị Vật Ngữ Hội Quyển (1120–1140) song cũng có những điểm khác nhau.[1][2][4][9] Một chi tiết điển hình trong onna-e đó chính là những bức vẽ mô tả cuộc sống cung đình theo cách hoài cổ , vượt thời gian và được bảo tồn mọt cách tối đa, nhưng những chi tiết như phong cảnh và góc nhìn chiêm nghiệm về nó đã được khắc họa một cách thuần túy.[10] Hình minh họa trong các tác phẩm thể loại này tương đối ngắn[nb 2] nếu so với emaki nói về chiến tranh hay những câu chuyện dân gian,[nb 3] và theo lời Mason thì "tác phẩm đã nâng tầm hình ảnh biểu tượng cho các chi tiết hoa văn phi hình mẫu".[7]

Kỹ thuật vẽ tsukuri-e đã được sử dụng phổ biến trong emaki cung đình vào thế kỉ 12, cho đến ngày nay vẫn còn được sử dụng.[2] Muốn làm ra sản phẩm phong cách này, người làm phải trải qua 3 giai đoạn: đầu tiên, người ta sẽ phác thảo khung cảnh bằng mực Tàu (có thể được làm bởi một bậc thầy trong nghề), sau đó mực sẽ được đổ trên bề mặt của giấy theo thứ tự từ phông nền rộng lớn cho đến các chi tiết nhỏ. Cuối cùng, người ta sẽ vẽ thêm đường viền để tái tạo lại hình ảnh nhằm khắc họa các chi tiết rõ ràng hơn.[13] Tuy nhiên, người ta cũng ghi nhận sự thay đổi về phong cách được thực hiện một lần nữa, bởi vì các sắc tố ở đó mờ nhạt hơn bình thường, và các sắc thái tinh tế đã được làm nổi bật bởi các đường viền đẹp được vẽ bằng mực. Ngoài ra, những chi tiết trang trí có thể được làm nổi bật với bụi vàng và đôi khi là bạc.[2] Theo Mason, kĩ thuật này dường như được làm ít tỉ mỉ hơn so với quá khứ, ví dụ như những chi tiết có thể được tìm thấy trong việc khắc họa nội thất kiến trúc (chẳng hạn như cửa trượt và bình phong) với những chi tiết cụ thể cũng như nguyên liệu bột bạc được sử dụng ít thường xuyên hơn so với vàng.[4]

Những thay đổi về mặt văn hóa kể từ sau thời Heian đã dẫn đến việc mô tả những chuyển động cùng cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật một cách chân thực và sống động .[7] Sau khi từ bỏ phong cách hikime kagibana vào thời kỳ Heian,[nb 4] các hình đã được vẽ với những đặc điểm riêng lẻ và tâm trạng cảm xúc được thể hiện rõ ràng hơn .[5][7][10] Một cách tổng quát hơn, M. Murase đã ghi chú rằng các đường nét cảm xúc đã được thay đổi một cách tinh tế hơn so với các cuộn tranh được vẽ vào thế kỉ 12 ; ví dụ như những căn phòng (hoặc là không gian nội cảnh, tùy thuộc vào fusuma), trong những cung điện rộng lớn và có ít sự thân mật hoặc riêng tư hơn, và những quý tộc trong đó cũng có những bước đi tự nhiên và bạo dạn hơn.[9] Khác với những cuộn tranh được vẽ thuở sơ khai như Genji Emaki, với những kiến trúc và cảnh quan được sử dụng như những hình ảnh ẩn dụ "làm nền" cho cảm xúc con người , trong những cuộn tranh về sau, cảm xúc con người trong từng cuộn giấy hiện ra một cách trực tiếp thông qua biểu hiện trên gương mặt và cử chỉ, nó còn phụ thuộc vào vị trí của từng nhân vật trong các cảnh. Bên cạnh đó, những chi tiết kiến trúc khác như cột nhà, xà hay nền nhà vẫn tiếp tục được sử dụng để bày tỏ tâm trạng. Trong những cuộn tranh đó, phong cảnh sẽ tự đứng vững khi chúng tách rời khỏi cảm xúc của các nhân vật và còn có chức năng mới là nơi thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống cung đình.[4][7][7]

Giống như những bức emaki khác, để vẽ ra những bức họa miêu tả những thứ có trong cuốn nhật ký của Murasaki Shikibu, người làm ra nó cần phải sử dụng kỹ năng fukinuki yatai , tức là kỹ năng phối cảnh theo chiều từ trên xuống nhằm đem lại cho người xem cái nhìn sâu sắc về tác phẩm . Hơn nữa, người ta cũng sử dụng các đường chéo để đánh dấu độ sâu của từng chi tiết. Nếu ta so sánh với những cuộn tranh đời đầu, trong những cuộn tranh đó, ta có thể thấy không gian riêng tư được mô tả với góc nhìn bình thường hơn thông qua những mành tre (misu)[nb 5]) được cuộn lại hay những không gian có tấm trượt (fusuma) vốn được biểu hiện trong cuộn tranh kiểu cũ đã bị loại bỏ sau này.[7] Tốc độ chuyển động của các nhân vật được cố tình làm chậm lại trong tsukuri-e, về sau đã được đẩy lên khá nhanh với những bức họa mô tả một lần xuất hiện duy nhất trong thời gian và các sự kiện liên quan đến thời gian được định vị gần nhau trong các emaki.[2][7]

Phong cách trang trí trong những bức vẽ cung đình (onna-e) chịu ảnh hưởng từ những chủ đề văn học đã được thể hiện rõ trong những tác phẩm khác được vẽ vào thời kỳ Kamakura, như uta monogatari ( là bức Emaki minh họa cho tác phẩmCâu chuyện Ise ), Tsukuri monogatari (hay Sumiyoshi Monogatari Emaki) và cả những tác phẩm lãng mạn (ví dụ như tác phẩm " Lời tỏ tình của ngài Takafusa (隆房卿艶詞絵巻, Takafusa Kyō tsuya kotoba emaki?)").[2][7][10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Murasaki Shikibu Nikki Emaki http://kakitutei.web.fc2.com/murasaki/etizen/bridg... http://www.hcn.zaq.ne.jp/internet-gallery/sakuhin3... https://web.archive.org/web/20120525165712/http://... http://www.hcn.zaq.ne.jp/internet-gallery/sakuhin3... https://web.archive.org/web/20120525165636/http://... http://www.emuseum.jp/detail/100341/000/000?mode=s... http://www.gotoh-museum.or.jp/collection/shikibu.h... https://books.google.com/books?id=FT7rAAAAMAAJ https://archive.org/details/travelersofhundr0000ke... https://web.archive.org/web/20120425122936/http://...